Thiết kế web chuẩn SEO và tầm quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn
Thiết kế web chuẩn SEO là tiền đề quan trọng cho việc đẩy từ khóa SEO của bạn lên top, tăng doanh thu bền vững cho doanh nghiệp của bạn. Một số lợi ích tuyệt vời khi sở hữu 1 website chuẩn SEO có thể kể đến như:
- Tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm đặc biệt là Google ngày càng đánh giá cao chất lượng website hơn là hệ thống backlink. Vì vậy điều quan trọng đầu tiên là bạn phải sở hữu được 1 website chuẩn SEO.
- Tăng tỉ lệ khách hàng tiềm năng. Những khách hàng tiếp cận qua kênh SEO là những khách hàng rất tiềm năng. Thứ nhất là vì họ chủ động tìm kiếm. Thứ hai là họ sẽ đánh giá cao năng lực doanh nghiệp thông qua việc xây dựng được 1 website tốt và có kết quả SEO từ khóa. Tỉ lệ chuyển đổi của tập khách hàng này cao hơn hẳn so với nhiều kênh tiếp thị khác.
- Đem lại trải nghiệm tốt. Website chuẩn SEO nghĩa là website có cấu trúc hợp lý, tải trang nhanh, hiển thị tốt trên mọi thiết bị, nội dung chất lượng, tính điều hướng tốt … Tóm lại sẽ là một website đem lại trải nghiệm tốt đối với người dùng.
- Tiết kiệm chi phí, tạo doanh thu bền vững. Đây là lợi ích to lớn nhất mà website chuẩn SEO đem lại.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu. Website được thiết kế chuẩn SEO thể hiện được năng lực và sự đầu tư có chiều sâu của doanh nghiệp, tạo được sự hài lòng và tin tưởng ở người dùng, khách hàng.
Vậy làm sao để có được 1 website chuẩn SEO. Phước Hưng xin chia sẻ với bạn đọc 32 tiêu chí thiết kế web chuẩn SEO rất đáng để tham khảo:
Thiết kế web chuẩn SEO – 32 tiêu chí cơ bản
1. Title cho trang chủ
Thẻ title cho trang chủ cần chứa các từ khóa chính cần SEO, các từ khóa chiến lược của bạn. Từ khóa quan trọng nhất cần phải đặt đầu tiên. Thẻ title chỉ nên có 65 ký tự trở lại.
2. Title cho các danh mục
Title cho các danh mục phải chứa từ khóa của danh mục đó. Title của các danh mục khác nhau không được phép trùng nhau.
3. Title cho bài viết chi tiết
Title cho bài viết chi tiết phải chứa bộ từ khóa của bài viết đó. Thẻ title của các bài viết cũng không được trùng nhau.
Tham khảo thêm: Cách đặt thẻ title chuẩn SEO cho website
4. Thẻ meta description
Meta description rất quan trọng trong SEO. Thiết kế website chuẩn SEO cần phải có mục tùy biến riêng cho meta description. Meta description phải mô tả chính xác nội dung bài viết, chứa từ khóa chính và nên lặp lại từ khóa 1 lần nữa thông qua từ khóa mở rộng. Meta description nên dài không quá 150 ký tự.
Đọc thêm: Cách đặt thẻ meta description chuẩn SEO
5. Tối ưu URL
Đường dẫn tối ưu phải có dạng tiếng việt không dấu, các từ nên ngăn cách nhau bởi dấu -. Trong trang danh mục thì nó là tiếng việt không dấu của danh mục đó. Ví dụ: danh mục Áo sơ mi (trong một website bán hàng thời trang) có dạng URL: abc.com/ao-so-mi. Trong trang bài viết thì nó là dạng tiếng Việt không dấu của tiêu đề bài viết.
Tránh các dạng đường dẫn sử dụng hậu tố là file source code (ví dụ .php, .aspx …). Tránh các đường dẫn dạng: index.php?id=2, category.html?cat-id=5 …
Tuy nhiên các bạn để ý ở bài viết này tôi để URL chỉ là /thiet-ke-web-chuan-seo. Vì sao vậy? Các bạn đọc thêm bài viết này nhé:
Cách đặt đường dẫn (URL) chuẩn SEO
6. Ảnh trong bài viết
Mọi ảnh trong bài viết đều phải có thẻ alt. Tên ảnh nên chứa từ khóa và liên quan đến nội dung bài viết, liên quan đến ngữ cảnh xung quanh nó. Các ảnh trong cùng 1 website không nên có tên hoặc thẻ alt trùng nhau.
7. Bài viết nên có ảnh thumbnail
Mặc định trong quản trị website khi viết bài mới ta có 1 tùy chọn là thêm ảnh đại diện cho nó, gọi là ảnh thumbnail (trong WordPress gọi là Featured Image). Bạn cần đầu tư cho bức ảnh này. Một ảnh đại diện tốt là khởi đầu tốt cho người dùng cảm thấy hứng thú với nội dung bên trong nó.
8. Bài viết phải trên 300 từ
Không có quy định cụ thể về số chữ trong bài viết, tuy nhiên một bài viết ngắn quá sẽ không được Google đánh giá cao vì nghèo nội dung. Tuy nhiên cũng không nên viết dài quá, người dùng sẽ dễ chán ngán với văn vẻ dài dòng của bạn và bỏ đi ngay 🙂
Khuyến cáo của các chuyên gia SEO là bài viết nên dài tối thiểu 300 từ.
9. Sử dụng các thẻ heading hợp lý
Để thiết kế web chuẩn SEO các bạn cần đặc biệt chú ý các thẻ heading trong web. Các thẻ heading ảnh hưởng đến SEO bao gồm H1, H2, H3. Các lưu ý về heading:
- Mỗi trang chỉ sử dụng một thẻ H1. H1 ở trang chủ chứa bộ từ khóa chính của website. H1 ở trang danh mục chứa bộ từ khóa của danh mục. H1 ở trang bài viết chính là tiêu đề bài viết.
- H2, H3 chứa các từ khóa mở rộng. Ví dụ tên các danh mục trong trang chủ. Tiêu đề các bài viết trong trang danh mục. 1 website chuẩn SEO thường chứa 2 đến 4 thẻ H2, số lượng thẻ H3 có thể nhiều hơn một chút.
- Không nên nhồi nhét từ khóa vào các thẻ heading quá nhiều.
- Các thẻ heading nên có cấu trúc phân cấp, thẻ H1 đến các thẻ H2 rồi đến các thẻ H3.
- Các thẻ H4, H5, H6 không có nhiều tác dụng.
10. Các mục sau đây nên có
- Bài viết/sản phẩm mới nhất.
- Bài viết/sản phẩm liên quan.
- Bài viết/sản phẩm xem nhiều/mua nhiều.
- Bài viết/sản phẩm nổi bật (sticky – do bạn tự đánh giá).
- Sản phẩm đang khuyến mại/giảm giá.
- …
11. Sử dụng breadcrumb
Breadcrumb là 1 dãy các đường link phân cấp thường được đặt ở đầu trang web, ngay dưới thanh Menu để người dùng biết được mình đang ở vị trí nào trong phân cấp thư mục website. Breadcrumb giúp người đọc hình dung dễ dàng cấu trúc phân cấp website, định vị trong website và di chuyển giữa các đường link thuận lợi hơn. Website chuẩn SEO không thể không có breadcrumb. Breadcrumb cần được trang trí đẹp và phân cấp rõ ràng
WordPress có một số plugin tạo breadcrumb chuẩn SEO hoặc plugin SEO by Yoast cũng hỗ trợ breadcrumb chuẩn SEO. Cách tạo breadcrumb chuẩn SEO có dịp tác giả sẽ giới thiệu trong một bài viết khác. Breadcrumb rất tốt cho việc định hướng và điều hướng người dùng trong trang web của bạn.
12. Phiên bản non-www và www
Bạn nên chọn một trong 2 phiên bản trên cho web và yêu cầu đơn vị thiết kế web của bạn cấu hình các bản ghi tên miền để điều hướng phiên bản còn lại về phiên bản duy nhất này.
13. Trang 404
Website của bạn cần phải có và phải tối ưu trang 404 (trang báo lỗi không tìm thấy nội dung) làm sao để người dùng không thoát website của bạn ngay.
Ví dụ 1 trang 404 đẹp và tối ưu
14. Tối ưu hóa tốc độ website
Tốc độ truy cập website là 1 trong những tiêu chí hàng đầu để google đánh giá chất lượng của 1 website. Tốc độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng. Thống kê cho thấy 80{84c0b0d69543f3e5239dc8a1dc678f86a0fb60b57a80e967f338fb2770d82e7f} người dùng sẽ bỏ đi nếu website của bạn load chậm hơn 2s.
Để đánh giá tốc độ website bạn truy cập đường link sau:
https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/
Gõ địa chỉ website của bạn vào và xem Google chấm điểm tốc độ website của bạn được bao nhiêu. Trên 70 ở máy tính bàn và trên 60 ở di động là có thể chấp nhận được.
Nếu tốc độ quá thấp bạn nên yêu cầu đối tác thiết kế web chuẩn SEO tối ưu lại cho bạn.
* Lưu ý: điểm chấm tốc độ dựa theo các tiêu chí của google đưa ra, trong một số trường hợp không đúng. Một số website vẫn có tốc độ xử lý rất nhanh cho dù điểm chấm thấp.
15. Hosting đặt tại thị trường đích
Nếu website hướng đến thị trường Việt Nam, hãy đặt máy chủ ở Việt Nam. Nếu website hướng đến thị trường Mỹ hãy đặt máy chủ ở Mỹ. Việc này đảm bảo tốc độ tải trang của bạn nhanh chóng, rất có lợi cho SEO.
16. Phần giới thiệu
Đầu tư công sức cho bài viết giới thiệu. Nó phải đủ hay, sáng tạo và hấp dẫn người đọc. Giữ chân người đọc ở bài viết này và sau đó điều hướng sang phần giới thiệu các dịch vụ/sản phẩm của bạn.
17. Mục liên hệ
Luôn phải có mục này trên website của bạn. Ghi rõ địa chỉ, thông tin liên lạc của công ty (từ số điện thoại, email, website cho đến skype, facebook …). Có bản đồ Google maps. Và quan trọng nhất là luôn phải có form gửi liên hệ.
18. Hot line
Đặt hotline ở những vị trí sau: header, nút đặt mua, chi tiết sản phẩm, footer. Sẽ là không thừa nếu người dùng có thể nhìn thấy hot line của bạn ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào họ cần. Tuy nhiên không làm nổi bật thái quá gây cảm giác khó chịu cho người dùng.
Hot line với biểu tượng click nổi bật tạo hiệu ứng rất tốt với người dùng:
19. Các sản phẩm / dịch vụ chính phải xuất hiện ở trang chủ
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng nhiều website vẫn mắc phải lỗi này, họ đưa những thứ không cần thiết ra và chúng chiếm phần hết trang chủ. Khi một người dùng truy cập website của bạn, họ phải biết được bạn đang kinh doanh lĩnh vực / sản phẩm / dịch vụ gì, bạn có những điểm tốt gì, điểm nổi bật và khác biệt gì …
20. Đặt thông tin liên hệ tại footer: trang liên hệ đã ghi rất rõ các thông tin của công ty. Tuy nhiên các thông tin cơ bản cần phải hiển thị ở footer
Bất kỳ lúc nào khách hàng cần thông tin liên hệ, họ phải thấy ngay chứ không phải kéo chuột lên xuống, click đủ thể loại để tìm. Một số website gặp lỗi cơ bản: khi khách hàng cần tìm số điện thoại, địa chỉ hoặc email chẳng hạn họ phải rất mất công. Điều này làm giảm tỉ lệ chuyển đổi bán hàng của website.
21. Luôn có điều hướng về trang chủ, trang cha ở mọi trang. Luôn có nút quay về đầu trang (Up to top)
Đây cũng là điều hiển nhiên tuy nhiên nhiều website do không được chỉn chu nên bỏ qua điều này. Bất cứ ở trang nào cũng phải có đường link dẫn về trang cha của nó (trong sơ đồ trang – sitemaps), điều này tốt nhất nằm ở BreadCrumbs. Luôn có đường link trở về trang chủ ở mọi trang. Đơn giản nhất là đặt nó vào logo của website.
Bạn cũng nên có nút Up to top để người dùng chỉ cần click một phát là trở về đầu trang, thay vì phải cuộn lên cuộn xuống.
[CÒN NỮA]
Tham khảo: Dịch vụ thiết kế web chuẩn SEO tại Quảng Ngãi